Nếu bạn nghĩ rằng mình đã thấy hết những thành phố cổ xưa, thì chào mừng đến với phố cổ Lệ Giang – một nơi khác biệt hoàn toàn. Lệ Giang không phải là nơi để tham quan, mà là nơi để lạc – lạc vào những con phố với lịch sử dài dằng dặc, lạc vào những cảm xúc và lạc vào tâm hồn nơi được gọi là “Nam Kinh trên cao nguyên”.
Phố Cổ Lệ Giang từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giao thông của Tây Bắc Vân Nam, đồng thời là điểm dừng quan trọng trên “Con đường tơ lụa phía Nam” và “Con đường trà-mã” trong thời cổ đại. Điểm khác biệt so với mọi thành phố cổ khác của Trung Quốc là nơi này không có mạng lưới đường bộ thông thường và tường thành bao quanh.
Cả thành phố được xây dựng dựa vào núi và ven sông, hệ thống thủy văn trong thành phố phát triển, những con suối trong vắt chảy qua thành phố, trước cửa mỗi nhà đều có dòng nước chảy róc rách, tạo thành cảnh tượng “nhà nhà nước chảy, nhà nhà liễu treo” đặc sắc.
Các dân tộc sinh sống tại đây, chủ yếu là người Nạp Tây, qua thời gian dài lao động và sinh hoạt đã hình thành quan niệm ‘thiên nhân hợp nhất’, quan niệm này sâu sắc ảnh hưởng đến Phố Cổ Lệ Giang và cuộc sống của những người dân nơi đây. Thành cổ mang trong mình văn hóa, văn hóa làm nên thành cổ. Văn hóa là nền tảng, máu thịt và linh hồn của thành phố cổ Lệ Giang.
Di sản văn hóa thế giới Phố Cổ Lệ Giang bao gồm ba phần: Phố Cổ Đại Nghiên (bao gồm cả hồ Hắc Long), Khu dân cư Thôn Cổ Thúc Hà và Khu dân cư Thôn Cổ Bạch Sa.
1.Phố cổ Đại Nghiên
Đại Nghiên là trung tâm lịch sử và văn hóa của Phố Cổ Lệ Giang. Vẫn giữ được phong cách kiến trúc từ thời Minh, Thanh, với đá, gỗ và đất nung là những vật liệu chính, tạo nên một cấu trúc đặc biệt mang tên “Lệ Giang Tam Phường Nhất Chiếu Bích” (三坊一照壁).
Khu vực này không chỉ là nơi tập trung các hoạt động văn hóa, thương mại mà còn là một điểm giao thoa của các nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là của các dân tộc Nạp Tây, Hán, Yi và Bai.
Phố Tứ Phương – thuộc khu vực phố cổ Đại Nghiên là con phố có chiều rộng chỉ khoảng 30 mét, với bốn con đường dẫn đến bốn hướng khác nhau vì thế được đặt tên là Tứ Phương. Ngày nay, đây chính là địa điểm phố ăn vặt nổi tiếng trong thành cổ.
Không chỉ thế, mỗi năm, các sự kiện lớn như Lễ hội Âm nhạc Tuyết Sơn, Lễ tình nhân, Lễ Thất tịch, Lễ hội âm nhạc cổ Nạp Tây, đêm lửa trại và các buổi biểu diễn văn nghệ khác đều được tổ chức tại đây, làm cho nó trở thành một trong những địa điểm hoạt động quan trọng nhất của Phố cổ Đại Nghiên.
Ngoài ra còn có Mộc Phủ, vốn là trụ sở của tộc Mộc, một gia đình lãnh chúa thừa kế đời đời ở Lệ Giang, được xây dựng từ thời Nguyên (1271–1368). Sau khi được tái xây dựng vào năm 1998, phủ Mộc được chuyển thành Bảo tàng Phố Cổ.
Phủ Mộc chiếm diện tích 46 mẫu đất, với tổng cộng 162 căn phòng lớn nhỏ. Trong phủ còn treo 11 tấm biển do các hoàng đế qua các triều đại ban tặng, phản ánh lịch sử thăng trầm của gia tộc Mộc.
2. Phố cổ Bạch Sa
Nằm cách Phố Cổ Lệ Giang 8 km về phía Bắc, đây từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của khu vực Lệ Giang trong thời kỳ Tống và Nguyên (thế kỷ 10-14). Khu dân cư Bạch Sa phân bố trên một trục chính theo hướng Bắc-Nam, với trung tâm là một quảng trường hình thang.
Thôn Bạch Sa có một điểm tham quan rất nổi tiếng là Bích Họa Bạch Sa.
Đây là những tác phẩm được tạo ra trong khoảng thời gian từ triều đại Hồng Vũ (Minh) đến triều đại Càn Long (Thanh), kéo dài hơn 300 năm. Đây là sự phản ánh sinh động về sự dung hòa và tiếp thu các nền văn hóa đa dạng của người Nạp Tây cổ.
Những bích họa này là sự kết tinh của nhiều tôn giáo và văn hóa, bao gồm Đạo giáo, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Hán truyền, và Đông Ba giáo, tất cả giao thoa và hòa hợp trong một không gian nghệ thuật đặc sắc.
3. Phố cổ Thúc Hà
Nằm cách Phố Cổ Lệ Giang 4 km về phía Tây Bắc, đây là một khu chợ nhỏ nằm quanh Phố Cổ Lệ Giang.
Ở đây có sông Thanh Long (青龙河) chảy qua trung tâm khu dân cư, và cầu Thanh Long (青龙桥) được xây vào thời Minh (1368-1644), bắc qua con sông này. Cầu Thanh Long cũng là cầu vòm đá lớn nhất trong khu vực Lệ Giang.
Đặc biệt ở trấn cổ Thúc Hà, bạn không nên bỏ qua địa điểm Tam Thánh Cung.
Đây là nơi thờ ba vị thần: Quan Thế Âm Bồ Tát, Thượng Đế Phong Hóa (tức tổ tiên của nghề da) và Cửu Đỉnh Long Vương. Trong suốt hàng trăm năm qua, Tam Thánh Cung là nơi các cư dân Thôn Cổ Thúc Hà và những vùng lân cận đến thờ phượng Phật, cầu mưa và thờ tổ nghề da. Lửa hương tại đây chưa bao giờ tắt.
Và còn rất nhiều những địa điểm đẹp khác chưa thể kể hết. Vậy còn chờ gì nữa? Cùng chúng tôi đến Phố Cổ Lệ Giang, để thả mình vào câu chuyện huyền bí một lần thử xem sao!
Bạn có thể tìm hiểu thêm về tour du lịch Lệ Giang cổ trấn tại đây
CHÚC QUÝ KHÁCH CHUYẾN ĐI VUI VẺ!
Liên Hệ Camellia Tours Ngay Hôm Nay!